Để hiểu tính chất của mã số thuế cá nhân, bạn đọc theo dõi nội dung khái quát về mã số thuế cá nhân để có cách nhìn tổng quan nhất.
Mã số thuế cá nhân là dãy số tự nhiên bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và các ký tự được cấp bởi cơ quan thuế. Mục đích cung cấp mã số thuế cá nhân đối với người nộp thuế là để quản lý số thuế mà cá nhân người lao động nộp khi phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Cá nhân thực hiện kê khai thu nhập của mình chỉ sử dụng duy nhất một mã số thuế cá nhân được cung cấp.
Việc cung cấp mã số thuế cá nhân đối với người có thu nhập thường xuyên không chỉ giúp cá nhân kê khai nguồn thu nhập mà còn được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
MST cá nhân giúp cho cơ quan quản lý thuế nhận biết thông tin cá nhân của người nộp thuế, đồng thời quản lý được số thuế đã nộp / cần nộp của cá nhân đó đối với nguồn thu nhập.
Thể hiện được trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước, quốc gia mà người lao động sinh sống và làm việc.
Việc sử dụng mã số thuế cá nhân mang lại cho người lao động những đặc quyền vô cùng giá trị, cụ thể bao gồm:
Để thực hiện được nghĩa vụ đóng thuế, cá nhân người lao động cần đăng ký mã số thuế cá nhân. Hiện nay, mã số thuế cá nhân được đăng ký và có hiệu lực ở 2 dạng là:
Đối tượng cần đăng ký mã số thuế cá nhân bao gồm:
+ Các cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập cho người lao động.
+ Cá nhân người lao động có mức thu nhập phải chịu thuế.
Theo đó, việc đăng ký mã số thuế cá nhân là sự thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với nhà nước, quốc gia đang sinh sống. Nội dung tại Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định về mức xử phạt đối với cá nhân không đăng ký mã số thuế, cụ thể như sau:
Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế quá hạn so với quy định của pháp luật từ 1 đến 10 ngày thì sẽ bị phạt nhắc nhở, cảnh cáo.
Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế quá hạn so với quy định của pháp luật trong 30 ngày sẽ bị phạt hành chính từ 400.000 đến 1.000.000 VNĐ.
Thực hiện nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế quá hạn so với quy định của pháp luật quá 30 ngày sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 đến 2.000.000 VNĐ. Mức phạt này có thể điều chỉnh tùy vào mức độ vi phạm của cá nhân người nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế.
Hiện nay có nhiều cách để có thể tra cứu mã số thuế cá nhân. Một trong những cách phổ biến nhất là tra cứu trên website của Tổng cục thuế. Bạn có thể tham khảo những cách này trong nội dung bài viết xem thêm dưới đây.
Cá nhân người lao động thuộc đối tượng chịu thuế thì theo định kỳ hàng tháng sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế. Để có thể tra cứu thông tin người nộp thuế, bạn hãy làm theo hướng dẫn trong bài viết xem thêm dưới đây.
Người phụ thuộc khi thỏa điều kiện của pháp luật về TNCN thì cần phải đăng ký mã số thuế. Để biết cách tra cứu MST người phụ thuộc, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Việc có 2 mã số thuế cá nhân là không đúng theo quy định của pháp luật và sẽ gây nhiều rắc rối cho bản thân người nộp thuế. Để biết cách xử lý, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Để biết cách khôi phục MST cá nhân đã bị hủy bỏ, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Để biết cách chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân, mời bạn tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.
Trong một số trường hợp cần phải ủy quyền đăng ký MST cá nhân. Bạn có thể xem mẫu giấy ủy quyền trong bài viết dưới đây.
Để biết cách đăng ký MST với cá nhân không cư trú, bạn có thể tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.
Đối với trường hợp người lao động tra cứu mã số thuế cá nhân nhưng lại nhận được kết quả là “không tìm thấy người nộp thuế nào phù hợp” thì cần kiểm tra lại những thông tin cá nhân đã khai trước đó liệu đã chính xác hay chưa và tiến hành nhập lại theo đúng yêu cầu của website.
Nếu đã chắc chắn thông tin nhập vào là đúng mà hệ thống vẫn báo lỗi khi tra cứu thì bạn hãy liên hệ với cơ quan nơi đăng ký mã số thuế để được hướng dẫn cụ thể cách sửa lỗi hoặc thủ tục cập nhật lại thông tin lên hệ thống.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà MaSoThue.me gửi đến bạn đọc nhằm giải đáp cho vấn đề “mã số thuế cá nhân là gì” ở đầu bài. Hy vọng thông qua những nội dung trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn phần nào về mã số thuế cá nhân cũng như quyền lợi khi thực hiện đăng ký mã số thuế cá nhân. Nếu bạn thấy nội dung bài viết hữu ích, hãy chia sẻ bài viết này đến những người khác cũng đang quan tâm đến mã số thuế cá nhân.
- Tra cứu mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Mã số thuế cá nhân là dãy số tự nhiên bao gồm 10 hoặc 13 chữ số và các ký tự được cấp bởi cơ quan thuế. Mục đích cung cấp mã số thuế cá nhân đối với người nộp thuế là để quản lý số thuế mà cá nhân người lao động nộp khi phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Cá nhân thực hiện kê khai thu nhập của mình chỉ sử dụng duy nhất một mã số thuế cá nhân được cung cấp.
- Mã số thuế công ty được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước và các giao dịch của công ty như: ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác, người lao động, hải quan, ngân hàng…